NIỀNG RĂNG TỐT

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Khắc phục ê buốt khi niềng răng hiệu quả cho bạn

Theo dõi tại:

Ê buốt khi niềng răng mang lại những ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Không chỉ thế, còn gây ra biến dạng gương mặt, ảnh hưởng nhiều đến kết quả chỉnh nha về sau. Muốn tìm cách khắc phục, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt là gì. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để biết chính xác hơn nhé.

Ê buốt khi niềng răng là tình trạng thường gặp sau khi gắn mắc cài, tùy theo mức độ ê buốt như thế nào mà người bệnh sẽ có các biện pháp khắc phục hiệu quả. Thông thường, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, ê buốt chỉ xuất hiện vài ngày đầu và giảm dần sau đó. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật sai, chăm sóc răng miệng kém tình trạng ê buốt có thể kéo dài, dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

Khắc phục ê buốt khi niềng răng hiệu quả cho bạn
Ê buốt khi niềng răng*

Ê buốt khi niềng răng do nguyên nhân nào?

Thực chất, ê buốt khi niềng răng bản chất là do răng, xương hàm chưa thích nghi được với sự dịch chuyển, thay đổi vị trí của cấu trúc xương hàm cũng như của răng. Khi niềng răng mắc cài, cảm giác ê buốt sẽ nhiều hơn so với khi niềng răng trong suốt. Mỗi lần tăng lực kéo thì cảm giác ê buốt sẽ rõ ràng hơn và khi răng đã làm quen thì cảm giác này cũng giảm dần. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây ê buốt răng khác như:

– Nền răng yếu: Tình trạng đau nhức sẽ nhiều hơn nếu nền răng và xương hàm không được khỏe mạnh, hoặc mắc một số bệnh lý như viêm lợi, mòn men răng,…Vì vậy, việc thăm khám tổng quát trước khi tiến hành niềng răng là điều rất quan trọng để đi đến quyết định có niềng răng được hay không.

Khắc phục ê buốt khi niềng răng hiệu quả cho bạn
Kỹ thuật niềng răng sai cách gây đau nhức*

– Mắc cài kém chất lượng: Niềng răng có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại mắc cài. Các mắc cài sẽ có các dây cung và bác sĩ tạo lực kéo để dây cung bị co kéo trong rãnh mắc cài. Nếu mắc cài tốt, chất lượng thì quá trình này khôn gây ma sát, nếu kém chất lượng có thể gây ê buốt, kích ứng nướu răng xung quanh.

– Kỹ thuật niềng răng kém: Thông thường, ê buốt khi niềng răng thường xuất phát do kỹ thuật thực hiện. Sau 3-4 tuần, bệnh nhân được bác sĩ đặt lịch hẹn tái khám để điều chỉnh lực kéo của mắc cài, thao tác điều chỉnh này nếu không hợp lý có thể khít quá mức làm cho răng ê buốt nghiêm trọng.

– Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Sau khi gắn mắc cài, trong 2-3 tuần đầu người bệnh cần tuân thủ chế độ vệ sinh và ăn uống nghiêm ngặt. Tránh ăn đồ quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh để không làm ảnh hưởng đến mắc cài răng sức khỏe của răng. Nhiều người bỏ qua những lưu ý này nên ê buốt răng xảy ra là chuyện bình thường.

Cách khắc phục ê buốt khi niềng răng

Để giảm thiểu tình trạng ê buốt khi niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe cơ thể đồng thời tốt cho răng miệng. Các thực phẩm giàu canxi, khoáng chất, vitamin nên cung cấp hàng ngày để giảm ê buốt răng.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm, nên chải nhẹ nhàng, cẩn thận kết hợp với chỉ nha khoa lấy thức ăn bám trong mắc cài. Súc miệng bằng nước súc miệng nha khoa để loại bỏ vi khuẩn.

Khắc phục ê buốt khi niềng răng hiệu quả cho bạn
Cần chăm sóc răng miệng và mắc cài cẩn thận*

– Tránh ăn các thực phẩm khiến mắc cài dễ bị bung tuột, răng bị lung lay, ê nhức nhiều ơn. Thay vào đó là sử dụng đồ mềm, dễ nhai, không cần đến lực của răng.

– Nếu tình trạng ê buốt kéo dài và ngày càng có dấu hiệu gia tăng, nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, muốn khắc phục ê buốt khi niềng răng bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa tốt nhất, có đội ngũ bác sĩ kỹ thuật giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Chỉ có như thế mới hạn chế được những rủi ro, giảm bớt đau nhức không mong muốn xảy ra, mang lại một kết quả chỉnh nha hiệu quả.