NIỀNG RĂNG TỐT

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Áp xe răng uống thuốc gì?

Theo dõi tại:

Áp xe răng uống thuốc gì? Cháu nhà tôi nay đã 4 tuổi. Thời gian gần đây cháu liên tục bị đau răng và có dấu hiệu sưng tấy, đỏ thẫm tại nướu răng. Qua tìm hiểu, tôi nghĩ cháu bị áp xe răng. Nay tôi muốn được bác sĩ tư vấn loại thuốc điều trị hợp lý bệnh lý này để tôi mua cho cháu. Tôi xin cảm ơn! (Nhã Quỳnh – Đà Nẵng)

Chào chị Nhã Quỳnh!

Cảm ơn chị đã tin tưởng chia sẻ vấn đề cháu nhà đang gặp phải và gửi thắc mắc áp xe răng uống thuốc gì về tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu. Hiện nay, tình trạng trẻ em gặp phải các bệnh lý về răng miệng khá báo động. Như chị đã trình bày, rất có thể cháu nhà đang mắc phải bệnh lý áp xe răng. Để giúp chị có thêm những thông tin bổ ích về bệnh lý này, bác sĩ nha khoa xin được tư vấn:

Áp xe răng uống thuốc gì? 1
Áp xe răng gây ảnh hưởng tới cuộc sống*

Áp xe răng là bệnh gì?

Các bệnh lý răng miệng ở trẻ em thường rất dễ gặp phải bởi ở độ tuổi này, các bé thường không ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, dẫn tới việc vệ sinh chưa kỹ lưỡng, không loại bỏ được các tác nhân có thể gây hại đến răng. Một trong những bệnh lý đoe dọa tới sức khỏe răng miệng trẻ em hiện nay chính là áp xe răng.

Áp xe răng là bệnh lý mắc phải do sâu răng. Từ những vụn thức ăn còn sót lại trên răng, hoặc việc răng bị sứt mẻ, gãy vỡ chính là nguyên nhân khiến men răng và tủy răng bị tổn thương dẫn tới áp xe răng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lý này là nướu sưng tấy, có màu thẫm, xung quanh chân răng xuất hiện dịch mủ gây đau nhức dữ dội tại khu vực nướu.

Áp xe răng uống thuốc gì? 2
Áp xe răng kèm theo biểu hiện đau nhức, sưng tấy nướu và biếng ăn*

Ngoài ra, khi bị áp xe răng, bé nhà bạn còn có những biểu hiện bất thường như nóng sốt, nhức đầu, mệt mỏi khó chịu trong người, thậm chí hơi thở có mùi hôi. Nếu bé gặp phải những biểu hiện này nghĩa là áp xe răng đang ở giai đoạn nghiêm trọng, có thể xảy ra nhiễm trùng và lây lan đến các mô cơ khoang miệng, các bộ phận lân cận trên cơ thể. Vậy áp xe răng uống thuốc gì để điều trị?

Áp xe răng uống thuốc gì?

Khi bị áp xe chân răng ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện giảm đau và hạn chế sưng viêm nướu cho bé bằng thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng sinh Erythromycin kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần cho bé thăm khám và sử dụng theo đơn kê của nha sĩ.

Việc sử dụng thuốc điều trị áp xe răng thường chỉ thích hợp với một số trường hợp viêm nhiễm nhẹ và thường không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hơn nữa, nếu các vết sưng viêm do áp xe không được làm sạch có thể gây nhiễm khuẩn – đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Vì thế, cách xử lý tốt nhất bố mẹ cần thực hiện là đưa bé đến trung tâm nha khoa để được các bác sĩ áp dụng đúng giải pháp điều trị.

Áp xe răng uống thuốc gì? 3
Uống thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đơn kê của nha sĩ*

Hy vọng, với những thông tin nha khoa cung cấp trên đây có thể giúp chị Nhã Quỳnh trút bỏ được thắc mắc áp xe răng uống thuốc gì của mình. Chúng tôi khuyên chị nên sớm đưa bé tới trung tâm nha khoa để thực hiện thăm khám và điều trị, bảo đảm tốt nhất cho việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé.